Đá phạt trực tiếp là gì? Những quy định về đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp là gì? Những quy định về đá phạt trực tiếp

Trong một trận đấu bóng đá, chắc chắn bạn hay được nghe tới thuật ngữ sút phạt hay đá phạt trực tiếp. Và những lỗi này đã được hình thành luật thi đấu bóng đá 11 người bởi IFAB quản lý và sử dụng để áp dụng chung cho các trận đấu của các liên đoàn thành viên. Trong đó quy định về đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp khi thi đấu bóng đá 11 người cũng khác nhau. 

Luật cũng được ban tổ chức bóng đá từ chuyên nghiệp đến phong trào sử dụng để làm quy chuẩn. Trong khuôn khổ bài viết này Mitom sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi đá phạt trực tiếp là gì? Những quy định về đá phạt trực tiếp là gì nhé

Contents

Đá phạt trực tiếp là gì? 

Có thể hiểu đá phạt trực tiếp là một trong những tình huống nào đó có thể xảy ra ở trong các trận đấu khi các cầu thủ ở phe tấn công bị vi phạm một lỗi nặng ở bên ngoài khu vực 16m50.

Cũng là đá phát những đá phạt trực tiếp có cơ hội ghi bàn thắng tốt hơn nhiều so với đá phát gián tiếp. Chính vì vậy nó rất được coi trọng và luôn được mong chờ trong các trận đấu trực tiếp bóng đá. Những bàn thắng ghi được từ quả đá phạt trực tiếp sẽ đều được công nhận dù có chạm hay không chạm vào một cầu thủ khác trước khi đi vào cầu môn. 

Da-phat-truc-tiep
Đá phạt trực tiếp

Chính vì những ưu điểm của đá phạt trực tiếp mà các cầu thủ ở phe tấn công thường cố gắng khiến cho đối thủ phải phạm lỗi với mình và nếu đó là một tình huống phạm lỗi trong vòng cấm thì càng tốt hơn vì sẽ không phải là một quả đá phạt trực tiếp mà sẽ là một quả đá phạt đền.

Điểm đặc biệt của đá phạt trực tiếp là gì?

Đá phạt trực tiếp có ưu thế lớn là có thể đưa bóng vào khung thành đơn giản và nhanh nhất. Chính vì thế, không ít cầu thủ sút phạt giỏi hoàn toàn có thể tạo nên những bàn thắng đẹp mắt trong khi đá phạt trực tiếp. Tuy nhiên, các bàn thắng được nghi chủ yếu được kqbd trực tuyến Mi Tom liệt kê sau đây.

Sút má trong:

Cách sút má trong được nhiều cầu thủ áp dụng, họ sẽ tận dụng má trong để đưa bóng bay cao hơn hàng rào và rơi vào lưới. Đặc điểm dễ nhận thấy là những cú sút này thường được thực hiện bởi cầu thủ có lòng bàn chân to, có thể đưa bóng bay kỹ thuật.

Sút mu chính diện: 

Cú sút này có tốc độ là lực sút rất mạnh chính vì thế mà ở khoảng cách xa độ chuẩn xác không cao rất khó để có thể ghi bàn. Và thường được sử dụng để dứt điểm từ xa.

Sút kỹ thuật mu lai má: 

Đặc điểm của cú sút kỹ thuật mu lai má chính là bóng sẽ bay mạnh và liệng, có độ khó cao hơn cả hai cú sút trên và có độ chính xác không cao.

Sút kỹ thuật nhẹ:

Để thực hiện cú sút này cầu thủ chỉ cần chạm bóng bằng ít phần của bàn chân nhất có thể để có thể điều khiển quả bóng bay lượn rất tốt dù lực nhẹ. Đây là kiểu sút của ‘vua đá phạt’ nổi tiếng lịch sử bóng đá Juninho

Những quy định về đá phạt trực tiếp trong bóng đá

Ở tất cả các trận đấu sau khi có một cầu thủ vi phạm lỗi bị phát hiện dẫn đến quả đá phạt trực tiếp, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu. Đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp. Để tránh những trường hợp gian lận cũng như tranh cãi hiệp hội bóng đá thế giới đã đưa ra những quy định rõ ràng về đá phát trực tiếp dưới đây:

Khoảng cách hàng rào đá phạt trực tiếp là bao nhiêu?

Theo duy định điểm thực hiện đá phạt trực tiếp chính là nơi mà cầu thủ bị đối phương phạm lỗi. Khoảng cách tối thiểu từ điểm đặt bóng tới hàng rào đá phạt là 9m15. Khi cầu thủ thực hiện đá phạt trực tiếp, các cầu thủ hay phối hợp với nhau để tạo hàng rào chắn quá gần thì xác suất thành công khi thực hiện đá phạt là rất thấp.

Theo quy định thì thời gian lập hàng rào chắn cũng sẽ tương ứng với sự nguy hiểm của điểm đặt bóng. Khi thực hiện một quả đá phạt trực tiếp ở quá gần khu vực 16m50 thì đối thủ sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị. Thủ môn của đội phòng thủ hoàn toàn có thể trao đổi cùng với trọng tài điều khiển trận đấu về thời gian lập hàng rào.

Cac-loi-phat-truc-tiep-trong-bong-da
Đá phạt trực tiếp

Trong trường hợp điểm thực hiện quả đá phạt ở cách xa khung thành thì khoảng cách của hàng rào sẽ phải tuân theo quy định 9m15. Trường hợp ngay sát vòng cấm địa thì khoảng cách của hàng rào đá phạt cũng sẽ giảm đi. Khoảng cách này tùy thuộc vào quyết định của trọng tài và ban tổ chức. Khi đó khoảng cách bằng 1/3 khoảng cách từ điểm đá phạt đến cầu môn. 

Các tình huống điển hình về lỗi phạt trực tiếp trong bóng đá

Các tình huống trong bóng đá rất nhiều, các tình huống về các lỗi phạt trực tiếp trong bóng đá thường là các pha phạm lỗi nghiêm trọng của cầu thủ bên phòng ngự với cầu thủ bên phía tấn công. Hoặc phạm vi khoảng cách tối thiểu là sát vùng 16m50 tính từ cầu môn. Theo luật phạt trực tiếp trong bóng đá của FIFA thì 3 tình huống sau đây sẽ khiến trọng tài có thể thổi phạt trực tiếp:

  • Phạm lỗi từ phía sau đối với cầu thủ đối phương.
  • Cố ý phạm lỗi để ngăn chặn pha tấn công nguy hiểm của đối phương.
  • Cầu thủ bên phòng ngự cố tình chơi bóng bằng tay bên ngoài vòng cấm

Ngoài 3 tình huống trên thì trọng tài cũng có thể thổi phạt trực tiếp khi cầu thủ phòng ngự xoạc bóng mà chạm vào cầu thủ đối phương trước sau đó mới chạm vào bóng. 

Qua nội dung về đá phát trực tiếp Mitom chia sẻ chắc hẳn bạn đọc đã biết được đá phạt trực tiếp trong bóng đá là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích về môn thể thao vua.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Return to top of page